Hiện nay trên thị trường có nhiều loại cáp mạng khác nhau nhưng chủ yếu chia làm 3 loại chính đó là: Cáp đồng, cáp CCA và cáp giả - kém chất lượng. Sở dĩ chúng ta chia ra như vậy là do chất liệu lõi c
Việc lựa chọn cáp mạng chất lượng tốt, phù hợp với nhu cầu sử dụng không hề đơn giản. Sau đây là những yếu tố mà khách hàng cần lưu ý khi mua dây cáp mạng.
1. Kiểm tra chất lượng cáp mạng:
+ Chất liệu của lõi dây truyền tín hiệu:
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại cáp mạng khác nhau nhưng chủ yếu chia làm 3 loại chính đó là: Cáp đồng, cáp CCA và cáp giả - kém chất lượng. Sở dĩ chúng ta chia ra như vậy là do chất liệu lõi của 8 sợi dây truyền tín hiệu. Cáp đồng có lõi dây làm từ đồng (Copper), cáp CCA có lõi dây làm từ hợp kim CCA (Copper Clad Aluminum – hợp kim bọc đồng) và cáp giả có lõi dây làm bằng sắt…
Chất liệu lõi dây quyết định khả năng truyền tải của dây cáp mạng, chính vì vậy mà KH cần kiểm tra kỹ chất liệu lõi dây truyền tín hiệu trước khi mua cáp. Đồng truyền tải tín hiệu tốt nhất, tiếp đến là hợp kim CCA và cuối cùng là sắt. Nhưng giá thành của đồng lại cao nhất rồi đến CCA còn sắt thì rất rẻ, chính vì vậy mà cáp giả ra đời. Một kinh nghiệm nho nhỏ cho KH khi mua cáp mạng đó là mang theo thỏi nam châm để kiểm tra chất liệu của dây dẫn. Nều nam châm hút lõi dây thì đó chính là sắt còn đồng và CCA không bị nam châm hút.
+ Kích thước lõi dây truyền tín hiệu:
Sau khi kiểm tra chất liệu của lõi dây thì việc tiếp theo KH nên làm là kiểm tra kích thước của lõi dây có đúng theo tiêu chuẩn hay không.
Theo Tiêu Chuẩn TIA-568-B: Tiêu chuẩn dây cáp xoắn đôi ( Tiêu chuẩn thương mại về xây dựng viễn thông ) thì dây cáp mạng CAT5 đường kính lõi dây phải đạt 0.51 mm (tức 24 AWG) và dây cáp mạng CAT6 đường kính lõi dây phải đạt 0.57 mm (tức 23 AWG) thì mới đảm bảo đúng tiêu chuẩn.
Kích thước của lõi dây dẫn ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng truyền tải của cáp mạng, đường kính lõi dây lớn thì dây cáp mạng truyền tải tốt hơn. Tuy nhiên, lõi dây càng lớn thì chi phí càng tăng cao vì thế mà nhiều nhà sản xuất cố tình lừa gạt người tiêu dùng bằng cách giảm kích thước của lõi dây dẫn và tăng độ dày của vỏ nhựa bọc ngoài của 8 dây truyền tín hiệu. Thoạt nhìn KH sẽ lầm tưởng là dây đạt tiêu chuẩn về kích thước nhưng thực ra thì không đủ chuẩn.
+ Độ xoắn của 4 cặp dây truyền tín hiệu:
Dây cáp mạng có tên tiếng Anh là Twisted Pair Cable dịch sang tiếng Việt là cắp xoắn đôi vì đặc tính của nó có 4 cặp dây được xoắn chặt với nhau. Một cặp dây gồm 2 dây đơn xoắn chặt với nhau, sở dĩ phải xoắn 2 dây với nhau là để giảm nhiễu chéo (Crosstalk) và giảm nhiễu điện từ EMI từ môi trường bên ngoài.
Càng xoắn chặt (nhiều vòng) thì sẽ giảm được tối đa nhiễu chéo gây ra. Thông thường thì cứ 10cm thì hai dây xoắn 20 vòng với nhau đối với cáp Cat5. Tuy nhiên việc xoắn chặt và nhiều vòng lại gây hao tốn nguyên vật liệu dẫn tới chi phí tăng cao. Đây cũng là một trong những yếu tố quyết định tới khả năng truyền tải của dây cáp mạng.
Hiện nay, có nhiều nhà sản xuất vì lợi nhuận mà cố tình xoắn thưa hơn quy định để giảm chi phí xuống, nên KH phải lưu ý tới yếu tố này để mua đúng sản phẩm chất lượng.
+ Đầy đủ các thành phần theo chuẩn cáp quy định:
Đây là điểm đặc biệt mà KH cần lưu ý khi mua cáp mạng chống nhiễu. Thường thì trên thị trường có 2 chuẩn cáp mạng chống nhiễu phổ biến là chuẩn FTP và SFTP.
+ Chất liệu của các thành phần khác:
Ngoài các yếu tố trên thì KH cần lưu ý tới chất liệu của các thành phần khác như vỏ bọc ngoài của cáp có chắc và dai hay không. Dây dù trợ lực có chắc chắn hay không? Vỏ bọc lõi dây có đủ độ dày hay không v.v…
2. Thương hiệu cáp mạng:
Ngoài yếu tố chất lượng thì thương hiệu của cáp mạng cũng là một yếu tố mà KH cần lưu tâm. Thương hiệu là minh chứng hùng hồn nhất cho chất lượng của sản phẩm. Thương hiệu tốt sẽ tạo niềm tin cho KH khi sử dụng sản phẩm.
Hiện nay trên thị trường dây cáp mạng có rất nhiệu thương hiệu dây cáp mạng nhưng không phải thương hiệu nào cũng phổ biến và được người tiêu dùng yêu thích.
Đối với cáp đồng thì commscop là thương hiệu số 1 về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ, commscops, là thương hiệu lâu năm của Mỹ trong ngành mạng, viễn thông.
3. Chứng từ, chứng nhận của cáp:
+ CO, CQ
- C/O (Certificate Of Origin): là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước đó. C/O phải tuân thủ theo quy định của nước xuất khẩu và cả nước nhập khẩu, nên có nhiều loại CO ( miễn thuế, ưu đãi quan thuế, có hạn ngạch,…). Do đó mục đích của C/O là chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của luật pháp về XNK của hai nước nhập và xuất khẩu (nói nôm na là không phải hàng lậu hay hàng trôi nổi không có nhà sản xuất rõ ràng).
- C/Q (Certificate Of Quality): là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế. Mục đích của CQ là chứng minh hàng hóa đạt chất lượng hợp tiêu chuẩn ban bố kèm theo hàng hoá.
+ ISO
ISO là cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế bao gồm các đại diện từ các tổ chức tiêu chuẩn các quốc gia. ISO đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới. ISO ban bố các tiêu chuẩn quốc cho các nhóm sản phẩm dịch vụ riêng trên toàn thế giới và chứng nhận cho các công ty đạt tiêu chuẩn bằng Chứng nhận ISO.
Việc nhà sản xuất đạt được chứng nhận ISO cho ta biết họ sản xuất sản phẩm tuân thủ nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa. ISO là thước đo cho cả một quá trình sản xuất ra sản phẩm/dịch vụ chứ không riêng gì sản phẩm/dịch vụ ấy
+ CE
Dấu CE là biểu tượng để chứng tỏ sự cam kết của nhà chế tạo rằng sản phẩm của họ đáp ứng các yêu cầu của các luật định của hội đồng Châu Âu. Theo Luật định của cộng đồng Châu Âu hầu hết các sản phẩm điện-điện tử (trừ một số sản phẩm) đều phải mang dấu CE mới được lưu thông trên thị trường Châu Âu.
Thị trường Châu Âu là thị trường khó tính bậc nhất, mọi sản phẩm muốn lưu thông tại thị trường này phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khắt khe của họ. Nếu dây cáp mạng đã đạt được tiêu chuẩn CE thì nó sẽ dễ dàng được lưu hành trên các thị trường khác.
+ RoSH
RoSH được viết tắt từ Restriction of Certain Hazardous Substances - một tiêu chuẩn nhằm hạn chế vật chất nguy hiểm, góp phần bảo vệ môi trường xanh & sạch. Tiêu chuẩn này dùng luật pháp của Châu Âu cấm 06 loại chất đặc biệt nguy hiểm đối với môi trường và đối với sức khoẻ con người trong quá trình sản xuất: Cadmium (Cd), Thuỷ ngân ( Hg), Chromium hoá trị 6, hợp chất của Brom như: PBBs (polybrominated biphenyls), PBDEs (polybrominated diphenyl ethers), và Chì (Pb).
ROHS còn được hiểu là tiêu chuẩn bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng và chứng nhận sản phẩm thân thiện cho môi trường
+Tiêu chuẩn UL
Tiêu chuẩn UL là gì?
UL là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Underwriters Laboratory. Đây là tổ chức cung cấp các chứng nhận đảm bảo an toàn, xác nhận, kiểm thử, thanh tra, tư vấn và đào tạo cho các nhà sản xuất, nhà bán lẻ, nhà quản lý và người tiêu dùng… về chất lượng sản phẩm và thiết bị công nghiệp. Vậy chuẩn ul là gì, chúng được đánh giá như thế nào?
Đánh giá UL được biết đến là bên thứ ba đánh giá chất lượng sản phẩm, tổ chức này hoạt động phi lợi nhuận, không vì mục đích tài chính. Các quy trình kiểm tra, thẩm định đảm bảo tính khoa học chính xác và những nguyên tắc đạo đức cao nhất để cung cấp kết quả đáng tin cậy cho người tiêu dùng trên toàn cầu.. Quy trình đánh giá hoàn toàn khách quan, không chịu bất kỳ tác động nào từ phía nhà sản xuất. Người tiêu dùng có thể tin tưởng hoàn toàn vào con dấu do UL phê duyệt trên mỗi sản phẩm bởi sự uy tín và độ tin cậy tối cao.
Để đảm bảo các tiêu chuẩn UL đưa ra cho mỗi sản phẩm luôn đúng đến từng chi tiết kỹ thuật toàn diện, an toàn với các ứng dụng sản phẩm, UL liên tục thử nghiệm và kiểm tra bất ngờ các nhà sản xuất các sản phẩm bất ngờ sau khi đã liệt kê chúng vào danh mục an toàn. Quá trình kiểm tra không báo trước này, nếu sản phẩm nào đó không duy trì được các tiêu chuẩn an toàn của UL, chúng sẽ bị loại ra khỏi danh mục các sản phẩm đã được chứng nhận .